Chúng ta đều biết, vảy nến là bệnh da khá phổ biến, có diễn biến phức tạp và gây ra rất nhiều hệ lụy cho bệnh nhân về sức khỏe, tâm lý và ngoại hình. Việc kiểm soát vảy nến cần đòi hỏi người bệnh nắm được những kiến thức căn bản về bệnh. Bài viết dưới đây sẽ phần nào giải đáp những băn khoăn của mọi người xoay quanh căn bệnh vốn được mệnh danh là “BA KHÔNG - Không lây, không hết, không chết”.
Vảy nến là bệnh da thường gặp, tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị sớm và đúng phương pháp, bệnh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và gây các biến chứng nặng nề nếu người bệnh lựa chọn sai phương pháp điều trị và lạm dụng thuốc chữa vẩy nến đã được khuyến cáo bởi tổ chức y tế.
Vảy nến là bệnh đặc trưng bởi những đám tổn thương có thể mọc rải rác hoặc tập trung thành từng đám, có ranh giới rõ ràng. Trên bề mặt vùng da tổn thương có những lớp vảy mỏng như sáp nến. Do đó gây sự ám ảnh, tự ti cho người bệnh từ đó dễ kích hoạt những trạng thái cảm xúc tiêu cực, khiến người bệnh dễ trầm cảm và có xu hướng thu mình lại, hạn chế cơ hội giao tiếp xã hội, cơ hội việc làm… của người bệnh.
Rất nhiều trường hợp bệnh nhân sau một thời gian điều trị vảy nến tại nhà hoặc các cơ sở y tế không chính thống đã dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Có thể kể đến như:
Biến chứng thành vảy nến thể khớp: Viêm khớp vảy nến gặp ở 10 – 30% bệnh nhân bị vảy nến. Các dấu hiệu của viêm khớp vảy nến là sưng, đỏ các vùng khớp ngón tay, ngón chân, cột sống, khuỷu tay; đau và cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng khi thức dậy; giảm khả năng vận động, mệt mỏi. Khi bệnh vảy nến tiến triển nặng có thể dẫn đến đau vùng cột sống, viêm cột sống dính khớp… dẫn đến mất khả năng vận động.
Ảnh hưởng hệ tim mạch: Bệnh vảy nến có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tim mạch và làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Những người bị vảy nến có số lần lên cơn đau tim cao gấp 3 lần so với người bình thường. Ngoài ra, một vài loại thuốc chữa vảy nến có tác dụng phụ làm tăng mỡ máu, tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim…
Ảnh hưởng nội tiết: Vảy nến làm tăng nguy cơ mắc đái đường tuýp 2 do làm tăng nồng độ Insulin trong máu, làm cơ thể đề kháng với Insulin cùng các nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa khác như béo phì, gan nhiễm mỡ, tăng lipid máu...
Ảnh hưởng trên thận: Một số trường hợp vảy nến có thể dẫn đến suy thận. Ngoài ra, bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc, không tuân theo phác đồ điều trị thì có thể làm tổn thương thận
Ảnh hưởng thị lực: Vảy nến ở mí mắt có thể làm ngứa, khô mắc, nóng rát, rối loạn chuyển động đồng tử... Bệnh vảy nến cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác tại mắt như viêm bờ mi, viêm kết mạc, viêm màng bồ đào.
Trên đây là một số những biến chứng thường thấy ở bệnh nhân vảy nến. Để giảm tối đa những nguy cơ nêu trên, người bệnh nên hết sức thận trọng trong điều trị vảy nến.
Bệnh vảy nến có chữa được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân khi biết bản thân được chẩn đoán là mắc bệnh vảy nến. Hiện nay, chưa có bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào có thuốc đặc trị chữa vảy nến khỏi hoàn toàn.
Tìm hiểu rõ nguyên nhân của bệnh vảy nến sẽ giúp người bệnh cơ bản giải đáp được câu hỏi nêu trên. Thực tế đã cho thấy bệnh vảy nến khởi phát do nhiều yếu tố tác động; nguyên nhân sâu xa là do rối loạn hệ miễn dịch gây ra tình trạng tự miễn dịch (tức là các tế bào miễn dịch thay vì tấn công tế bào lạ xâm nhập vào cơ thể thì chúng lại tấn công vào biểu bì da gây bệnh vảy nến).
Do căn nguyên sâu xa ở hệ miễn dịch nên người bệnh nên có những lựa chọn đúng đắn nhất để điều trị vảy nến từ việc nâng cao hệ miễn dịch để từ đó giảm những triệu chứng khó chịu của bệnh, kiểm soát bệnh vảy nến, tránh để bệnh vảy nến ngày càng trầm trọng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Nếu quá trình điều trị vảy nến của bạn không đạt được hiệu quả mong muốn bạn cần lưu ý ngay những điểm sau:
Tìm gặp bác sĩ để được khám và tư vấn cụ thể về tình trạng bệnh của bản thân từ đó tìm phương pháp cải thiện tình trạng này.
Kết hợp giữa điều trị tích cực dưới chỉ định và theo dõi của người có chuyên môn, kết hợp cùng xây dựng thói quen dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh: kiểm soát cân nặng, nâng cao chất lượng giấc ngủ, tăng cường hoạt động thể chất và tinh thần, chế độ ăn hợp lý và giảm căng thẳng có thể giúp kiểm soát được bệnh vảy nến.
Chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, cá, protein nạc và các loại hạt đậu có thể cải thiện bệnh vảy nến đáng kể.
Trước khi ngừng điều trị bệnh vảy nến, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ theo dõi để có chỉ định phù hợp. Vảy nến là một căn bệnh khó kiểm soát nên cần hết sức cẩn trọng khi tự ý điều trị hoặc tự ý chấm dứt điều trị.
Hiện nay việc điều trị vảy nến thường sử dụng một số phương pháp cơ bản như:
Các phương pháp điều trị tại chỗ, toàn thân, sử dụng các thuốc bôi chứa corticoisteroids, Calcipotriol, Tazarotene, Tacrolimus… hoặc sử dụng phương pháp chiếu tia UV, thuốc Methotrexat, Acitretin, Cyclosporine, các chế phẩm sinh học… để uống hoặc tiêm trực tiếp. Tuy vậy những phương pháp này chỉ có tác dụng ức chế miễn dịch. Ngay sau điều trị người bệnh có thể thu được những kết quả nhất định, giảm các triệu chứng điển hình của bệnh nhưng sau một thời gian bệnh sẽ tái khởi phát và biểu hiện của bệnh thường sẽ trầm trọng hơn.
Phương pháp y học cổ truyền kết hợp trong uống ngoài bôi tại các phòng khám chuyên về đông y. phương pháp này đòi hỏi người bệnh sự kiên trì, tỉ mỉ hơn bao giờ hết bởi đặc thù không thể nhanh cải thiện triệu chứng của bệnh so với các liệu pháp tây y nêu trên.
Chữa vảy nến bằng phương pháp dân gian: tắm, uống, đắp… các loại thảo dược như lá lốt, lá chè xanh, lá trầu không, lá khế, lá muồng trâu, dầu dừa, dầu ô liu… Đây là những phương pháp có thể sử dụng trong thời kỳ bệnh mới khởi phát, còn ít và dễ áp dụng tại nhà đồng thời chi phí bỏ ra rất thấp. Khi bệnh có biểu hiện trầm trọng hơn người bệnh cần được tư vấn chỉ định điều trị bởi người có chuyên môn, từ đó kiểm soát tốt tình trạng bệnh của bản thân.
Bệnh vảy nến là bệnh gây tổn thương trên da và làm ảnh hưởng đến các phần khác của cơ thể. Để kiểm soát được bệnh cần phải duy trì theo dõi liên tục, đòi hỏi người bệnh phải tuân phác đồ điều trị tránh các yếu tố kích hoạt bệnh trở nên nghiêm trọng hơn nên việc hiểu về bệnh đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Hy vọng rằng các bạn đã phần nào giải quyết được những vấn đề còn băn khoăn về căn bệnh này nhé!