Vảy nến là bệnh mãn tính, khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy liên tục, gây tâm lý mặc cảm, tự ti, ngủ cũng không ngon giấc… từ đó khiến cho chất lượng cuộc sống của người bệnh ngày càng đi xuống. Hiện nay, phần nhiều bệnh nhân có xu hướng tìm đến các phương pháp chữa vảy nến tại nhà để giảm thiểu chi phí cũng như tiết kiệm thời gian, công sức. Dưới đây là một số cách chữa vảy nến tại nhà mà bạn có thể tham khảo nhé!
Cùng sự phát triển của nền y học, hiện nay có nhiều phương pháp chữa vảy nến để người bệnh có thể tham khảo, lựa chọn điều trị như: dùng thuốc tây chứa thành phần ức chế miễn dịch tại chỗ; tiêm trực tiếp tĩnh mạch; sử dụng liệu pháp quang trị liệu; sử dụng các bài thuốc dân gian chữa vảy nến; sử dụng sản phẩm đông y trị vảy nến…
Hầu hết những phương pháp này đều có những mặt tích cực và mặt hạn chế riêng. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi xin nhấn mạnh những phương pháp đơn giản, thuần tự nhiên mà người bệnh chúng ta có thể áp dụng ngay tại gia đình để làm giảm những triệu chứng khó chịu của bệnh vảy nến nhé.
Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với con người nói chung và bệnh nhân vảy nến nói riêng. Việc lựa chọn đúng thực phẩm an toàn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của cơ thể sẽ góp phần không nhỏ vào việc tạo tiền đề cho cơ thể luôn khỏe mạnh để chống chọi với bệnh tật.
Bệnh nhân vảy nến nên lưu ý đến việc bổ sung các nhóm thực phẩm giàu chất chống oxy hóa sau đây:
Hoa quả và rau quả: đây là nhóm thực phẩm giàu chất xơ, Vitamin A, Beta-glucan… đặc biệt tốt với bệnh nhân vảy nến. Có thể kể đến như: bông cải xanh, cải Brussels, rau lá xanh như cải xoăn và rau bina, cà rốt, xoài, quả việt quất, dâu tây, và mâm xôi, anh đào…
Chất béo từ cá béo và hạt : Các loại cá béo như cá hồi tươi, cá mòi, và cá tuyết là nguồn cung cấp omega-3 giúp giảm viêm tổng thể. Bên cạnh đó trong vừng đen, hạt óc chó… có chứa nhiều dầu béo có cấu trúc tương tự omega-3, vừa cung cấp vitamin E cần thiết cho lớp sợi liên kết (collagen) dưới da rất tốt cho người mắc bệnh vẩy nến.
Dầu thực vật: Dầu ô liu, dầu dừa, dầu hạt lanh và dầu cây rum chứa axit béo omega-3 và omega-6, giúp hỗ trợ giảm tình trạng viêm. Bệnh nhân vảy nến có thể sử dụng cho các loại mỡ động vật và dầu ăn thông thường để hỗ trợ cho việc giảm triệu chứng của bệnh vảy nến.
Bổ sung dinh dưỡng: Kẽm, dầu cá, vitamin D, vitamin nhóm B (B12), lợi khuẩn đường ruột Probiotics và selen đã được chứng minh là có lợi cho việc cải thiện bệnh vẩy nến bằng cách giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
Triệu chứng vảy nến ở những thời gian đầu mới mắc bệnh có thể chỉ nổi lác lác vài nốt, phân bố lẻ tẻ ở một hoặc nhiều vị trí trên cơ thể nên việc sử dụng một số bài thuốc dân gian như dùng lá thảo dược để giảm nhẹ triệu chứng được dùng phổ biến như:
Dùng dầu dừa: Dầu dừa được sử dụng như một phương pháp tự nhiên giúp giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến da như viêm da, mẩn ngứa và cả bệnh vảy nến. Dầu dừa khi bôi lên các vùng da có vảy nến có tác dụng giữ ẩm, giảm đỏ và sưng, đồng thời cung cấp nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe và da.
Dùng nha đam (lô hội): Thành phần của cây nha đam bao gồm alkaloid, glycoside, hợp chất phenolic, flavonoid và saponin... Các hợp chất này có thể giúp ức chế sự phát triển của một số vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng ở người. Nó cực kỳ hữu dụng với những bệnh nhân vảy nến da bị nứt, chảy máu, hỗ trợ điều trị triệu chứng vảy nến, giúp chữa lành vết thương, có tính chống viêm mạnh, tạo độ ẩm cho da.
Dùng lá trầu không: Theo các nghiên cứu hiện đại, lá trầu không chứa nhiều hoạt chất như: kẽm, canxi, eugenol, chavicol, alkaloid,... có tính kháng khuẩn mạnh, giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và ngăn ngừa các vết thương bị nhiễm trùng. Ngoài công dụng này, lá trầu không còn giúp giảm sưng, ngứa da, đồng thời cải thiện da vảy nến.
Lá trà xanh: Lá trà xanh có chứa các hợp chất có tác dụng giảm viêm, giảm ngứa rát và khả năng chống oxy hóa, thúc đẩy da nhanh lành. Acid tan1n trong lá trà có thể sát khuẩn, điều trị mụn nước, ngăn ngừa lở loét, tuy nhiên sẽ gây khô da nên cần dưỡng ẩm sau khi tắm.
Lá khế: Công dụng của lá khế trong điều trị các bệnh ngoài da nhờ hàm lượng vitamin và khoáng chất như: vitamin A, B1, B2, C, K, P, canxi, sắt, natri, magie, phốt pho… cùng nhiều hoạt chất có tác dụng ức chế và tiêu diệt các vi khuẩn gây ra các bệnh ngoài da.
Tập luyện thể dục: Người bệnh vảy nến được khuyến cáo tập luyện thể dục theo lứa tuổi và điều kiện về sức khỏe. Theo Hướng dẫn Hoạt động thể chất, một người bình thường nên hoạt động thể dục vừa phải (như đi bộ nhanh, đạp xe hay bơi lội) ít nhất 30 phút/ngày trong 5 ngày/tuần.
Tăng cường các hoạt động tinh thần: Bệnh vảy nến gây những tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần. Ngược lại, sức khỏe tinh thần của người bệnh kém cũng có ảnh hưởng đến sự nghiêm trọng của triệu chứng vảy nến. Người bệnh vảy nến có nguy cơ cao về các bệnh rối loạn lo âu và trầm cảm. Thường xuyên tham gia các hoạt động có lợi cho tinh thần như: thiền định, yoga, tăng cường các hoạt động xã hội, gặp gỡ người thân và các hoạt động giao tiếp được xem là có lợi cho bệnh nhân vảy nến.
Gia tăng kiểm tra sức khỏe: Người bệnh vảy nến được khuyến cáo thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và kiểm soát sớm các bệnh lý khác như: cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch, béo phì, rối loạn mỡ máu, gan nhiễm mỡ, viêm khớp vảy nến, các bệnh lý viêm ruột, rối loạn lo âu, trầm cảm…
Kiểm soát cân nặng: Thừa cân – béo phì có tác động xấu đến mức độ nghiêm trọng của vảy nến, ảnh hưởng khớp và làm giảm hiệu quả điều trị. Người bệnh vảy nến nên kiểm soát cân nặng với một chế độ ăn và tập luyện hợp lý.
Nói không với rượu bia: Rượu bia có thể làm nặng vảy nến và ngược lại, vảy nến làm tăng nguy cơ nghiện rượu bia. Rượu bia có thể gây hại cho gan, như: tăng men gan, viêm gan, xơ gan hay ung thư gan và từ đó làm hạn chế lựa chọn thuốc trị vảy nến. Đồ uống có cồn khiến người bệnh khó ổn định cân nặng, đường huyết và huyết áp. Điều này tác động xấu đến bệnh vảy nến. Theo Hướng dẫn Dinh dưỡng năm 2020 – 2025, nam giới không nên dùng quá 2 lon bia mỗi ngày và nữ giới không nên dùng quá 1 lon bia (hoặc lượng cồn tương đương cho các loại đồ uống cồn khác).
Bỏ thuốc lá: Thuốc lá có hại cho sức khỏe, gây ảnh hưởng xấu đến vảy nến, khiến bệnh khó kiểm soát, dễ bùng phát và kém đáp ứng với điều trị hơn. Do đó, người bệnh vảy nến được khuyến cáo không hút hoặc bỏ hút thuốc lá.
Việc dưỡng ẩm thường xuyên và đều đặn sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị vảy nến kể cả khi không sử dụng các phương pháp điều trị tích cực nào khác. Dưỡng ẩm là bước chăm sóc da quan trọng hỗ trợ giảm triệu chứng của bệnh vảy nến kể cả giai đoạn cấp tính và mãn tính. Nếu việc dưỡng ẩm thực hiện tốt sẽ phục hồi chức năng hàng rào bảo vệ da, giảm thời gian sử dụng corticoid và cải thiện các triệu chứng khô da.
Hiện nay, phương pháp điều trị bệnh vảy nến dễ thực hiện nhất chính là dưỡng ẩm. Mọi bệnh nhân đều có thể sử dụng được, không kể tình trạng bệnh nặng hay nhẹ. Mỗi bệnh nhân cần có cho mình một chế độ dưỡng ẩm hằng ngày nếu mong muốn có thể làm dịu ngay các mảng da xuất hiện vảy nến và ngăn ngừa sự phát triển của chúng trong tương lai.
Có thể nói điều trị bệnh vảy nến tại nhà kể trên rất dễ thực hiện, có những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số điều để tránh phản tác dụng:
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, thời tiết, tình trạng bệnh vảy nến để lựa chọn phương pháp điều trị tại nhà phù hợp
Sử dụng các thảo dược, kem dưỡng ẩm… có nguồn gốc rõ ràng, không chứa thuốc trừ sâu, hóa chất, kim loại nặng hoặc các hợp chất gây ức chế miễn dịch.
Tránh xa những yếu tố kích hoạt cũng như làm trầm trọng hơn biểu hiện của bệnh như: ăn thực phẩm bẩn, ngâm tẩm hóa chất, đồ ăn đóng hộp; tránh thức khuya; tránh cào gãi mạnh vùng da tổn thương; tránh căng thẳng, âu lo… để góp phần kiểm soát tốt bệnh vảy nến.
Các biện pháp giúp hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến tại nhà chỉ nên áp dụng với những trường hợp bệnh mới khởi phát, biểu hiện bệnh còn nhẹ. Trước khi áp dụng các liệu pháp điều trị bệnh vảy nến tại nhà, bạn nên trao đổi cụ thể với bác sĩ về tình trạng bệnh của mình để có những hướng dẫn cụ thể.
Nếu đã áp dụng các cách trị bệnh vảy nến tại nhà trên đây mà vẫn không thấy tình trạng bệnh chuyển biến tích cực, bạn nên tìm hiểu những phương pháp điều trị tích cực bằng các sản phẩm hỗ trợ chữa bệnh vảy nến an toàn, dưới sự theo dõi của y bác sỹ chuyên môn.
Trên đây là bài viết chi tiết về chủ đề người bệnh vảy nến cần thay đổi lối sống như thế nào. Để chủ động cải thiện tình trạng vảy nến, người bệnh có thể thay đổi lối sống như: bỏ hút thuốc, hạn chế uống rượu, ổn định cân nặng, tâm trạng, tập thể dục, ăn uống lành mạnh…
Chúc các bạn luôn mạnh khỏe, kiểm soát tốt bệnh vảy nến nhé!