PHÒNG KHÁM KB TOÀN CẦU THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA

TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA

Viêm da cơ địa là một bệnh lý ngoài da thường gặp ở cộng đồng cho đến thời điểm hiện tại. Viêm da cơ địa có chữa khỏi được không là thắc mắc của nhiều bệnh nhân và toàn xã hội.

1. Viêm da cơ địa là gì?

Viêm da cơ địa là tình trạng bệnh lý khiến da ửng đỏ và ngứa. Bệnh thường xảy ra ở trẻ em nhưng cũng có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính. Viêm da cơ địa là bệnh lý mạn tính kéo dài, có xu hướng bùng phát thành nhiều đợt theo từng giai đoạn.
 
Viêm da cơ địa có chữa khỏi được không là băn khoăn của nhiều bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Tuy nhiên hiện nay việc điều trị chỉ tập trung vào mục tiêu giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa các đợt cấp như tránh dùng chất tẩy rửa, dưỡng ẩm da thường xuyên.
 

2. Nguyên nhân gây viêm da cơ địa

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra viêm da cơ địa liên quan đến yếu tố di truyền ảnh hưởng lên khả năng miễn dịch này của da, khiến cho da dễ bị tấn công bởi các tác nhân từ môi trường bên ngoài và yếu tố nội tiết bên trong cơ thể.
 

3. Biểu hiện lâm sàng của viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa có các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng khác nhau tùy theo từng người, có thể là:
 
- Khô da
- Ngứa, nặng nề hơn về đêm
- Các mảng đỏ hoặc sẩn đỏ có ranh giới rõ ràng ở tay, chân, cổ chân, cổ tay, cổ, ngực, mi mắt, diện khớp khuỷu và gối, mặt và da đầu…
- Mụn nước nhỏ, có thể vỡ và chảy dịch do gãi
- Mảng da dày, có vảy
- Sưng, phù nề da do gãi
 
 
Viêm da cơ địa có thể xuất hiện và tồn tại kéo dài. Đối với nhiều người, triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa có thể có những đợt cấp theo từng giai đoạn, sau đó biến mất trong một khoảng thời gian dài, đôi khi nhiều năm.
 
Viêm da cơ địa tuy là bệnh lý ngoài da nhưng có thể gây ra nhiều hậu quả khác nhau. Tùy thuộc vào từng biến chứng, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện lâm sàng đa dạng như:
 
- Hen phế quản: Viêm da cơ địa đôi khi là bất thường đi trước, gợi ý bệnh hen. Hơn một nửa trẻ em mắc viêm da cơ địa sẽ đối mặt với bệnh hen sau 13 tuổi.
- Da đóng vảy, ngứa mãn tính: Trẻ vì ngứa mà gãi các mảng đỏ trên da chỉ làm cho tình trạng ngứa nặng nề hơn. Điều này kéo dài sẽ làm da thay đổi màu sắc, dày và sạm.
- Nhiễm trùng da: Do đặc điểm ngứa của bệnh, trẻ thường gãi các vùng da tổn thương và tạo ra các vết thương hở. Từ đó, nguy cơ nhiễm khuẩn do vi khuẩn, vi rút tăng lên, nhất là nhóm virus herpes.
- Rối loạn giấc ngủ: Vòng luẩn quẩn ngứa – gãi làm suy giảm chất lượng giấc ngủ của người bệnh
 

4. Lưu ý khi chăm sóc da viêm da cơ địa

Một số điểm cần lưu ý khi chăm sóc da ở bệnh nhân viêm da cơ địa nhằm hạn chế tối thiểu tình trạng khó chịu của bệnh như:
 
- Dưỡng ẩm da thường xuyên bằng các sản phẩm tự nhiên không chứa paraben, cồn… để giảm tình trạng khô, ngứa trên da
- Xác định các yếu tố gây khởi phát bệnh và tránh tiếp xúc với chúng: một số tác nhân làm nặng hơn tình trạng của bệnh đã được xác định là mồ hôi, bụi, căng thẳng, béo phì, xà phòng, chất tẩy rửa, hóa mỹ phẩm… và các tác nhân gây dị ứng và tránh sử dụng chúng
- Chỉ nên tắm bằng nước ấm khoảng 10 đến 15 phút, không sử dụng nước quá nóng để tránh làm da mất nước và ngày càng khô rát. Lau khô sau khi tắm bằng khăn mềm và dưỡng ẩm khi da vẫn còn đang ẩm ướt
- Hạn chế tối đa việc sử dụng thực phẩm cay nóng, chất kích thích: rượu, bia, thuốc lá...
- Sử dụng sản phẩm điều trị viêm da cơ địa theo đúng chỉ định của bác sỹ, tránh lạm dụng thuốc, đặc biệt là các chế phẩm corticoid
04:16:48   24/06/2020

Có nên sử dụng cây muồng trâu trị vảy nến hay không?

Muồng trâu được tìm thấy khá nhiều ở khu vực...

Bệnh vảy nến (Psoriasis)

Bệnh vảy nến là bệnh không lây nhiễm...

Vảy nến da đầu có nguy hiểm không? Cách chữa trị như nào?

Vảy nến là bệnh lý về da liễu mạn tính được chia...

5 cách trị vảy nến dân gian hiệu quả không thể bỏ qua

Bệnh vảy nến tuy chỉ chiếm khoảng 2% dân số thế...

CHƯƠNG TRÌNH TRI ÂN ĐẶC BIỆT

Chúng tôi xin trân trọng gửi tới chương trình đặc...
Đang truy cập: 50
Trong ngày: 968
Tuần hiện tại: 1278
Tổng: 303619
ĐĂNG KÝ KHÁM MIỄN PHÍ
Đăng ký
1
Bạn cần hỗ trợ?

Chat Zalo