Vảy nến móng tay là một trong số những thể bệnh vảy nến khá phổ biến trong cộng đồng. Vảy nến móng tay mặc dù không quá nghiêm trọng nhưng nó gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, lao động và tính thẩm mỹ ở người bệnh.
Vảy nến móng tay là một dạng bệnh lý da liễu, đặc trưng bởi những tổn thương ở khu vực móng tay, có thể ở cả móng chân. Bệnh do rối loạn hệ miễn dịch gây nên. Ở người khỏe mạnh, trung bình cần tới 28 - 30 ngày để tế bào mới được sản sinh. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân vảy nến thì chu kỳ này bị rút ngắn xuống còn 3 - 4 ngày, gây tình trạng da ửng đỏ, ngứa và dày lên đáng kể. Nguyên nhân của hiện trạng này là do hoạt động quá mức của hệ miễn dịch, tế bào được thúc đẩy tăng sinh nhanh chóng.
Thống kê tại Bệnh viện Da liễu trung ương cho thấy: Vảy nến móng rất hay gặp, chiếm tỉ lệ >50% với vảy nến thể mảng và >80% với viêm khớp vảy nến. Tổn thương móng đơn độc có thể gặp ở: 5 – 10% bệnh nhân và yếu tố tiên lượng tổn thương khớp vảy nến trong tương lai.
Ảnh hưởng của tổn thương móng theo nghiên cứu J de Jong trên 1728 bệnh nhân thì: có 3% bệnh nhân cảm thấy ảnh hưởng tới thẩm mỹ, 8% có cảm giác đau.
Bệnh vảy nến móng tay có thể ảnh hưởng đến một hoặc nhiều móng tay. Thông thường khi xuất hiện bệnh vảy nến móng, người mắc bệnh có thể gặp phải các biểu hiện từ nhẹ đến nặng sau:
Vùng da xung quanh móng tay có dấu hiệu thay đổi màu sắc móng sang màu vàng, xanh hoặc màu nâu sậm. Đồng thời xuất hiện trên hoặc bên dưới móng tay các nốt đốm trắng.
Biến dạng nhẹ các móng tay. Trên bề mặt móng tay xuất hiện các rãnh hoặc những đường lằn, các lỗ rỗ lõm với mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy từng trường hợp.
Khi bệnh chuyển nặng móng bị bong ra gây đau nhức khó chịu. Lúc này, các lớp vảy trắng sẽ bắt đầu hình thành phía bên dưới móng. Khi móng tay bị bong ra khỏi nền móng, sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong khoảng trống này dẫn đến xuất hiện mảng màu vàng trên đầu móng. Móng tay dày lên gây ra cảm giác rất khó chịu.
Tổn thương móng gây chảy máu và khiến móng tay bị hư tổn nghiêm trọng. Tầng sừng dưới da móng tay tăng sinh và dày lên gấp 2 hoặc 3 lần so với bình thường đồng thời đẩy móng lên, gây khó chịu hoặc đau đớn khi người bệnh tác động lực lên chúng thậm chí bong móng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Xem thêm: Tìm hiểu Các loại bệnh vảy nến hiện nay
Bệnh vảy nến móng tay là một dạng vảy nến thường gặp. Bệnh vảy nến móng tay hiện vẫn chưa được xác định chính xác nguyên nhân. Tuy nhiên, có một số yếu tố được xem như yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh vảy nến móng tay như:
Hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể suy yếu.
Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình có tiền sử cha mẹ mắc bệnh vảy nến móng tay thì khả năng con cái sinh ra cũng mắc phải vảy nến móng này khá cao.
Môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc với những hóa chất độc hại.
Tâm lý không ổn định, thường xuyên bị căng thẳng và stress.
Người có tiền sử mắc các bệnh lý về da tại ngón tay trước đó và không được điều trị kịp thời dẫn đến biến chứng vảy nến móng.
Phương pháp sử dụng thuốc bôi tại chỗ:
Trong trường hợp bệnh vảy nến móng tay ở mức độ nhẹ, việc sử dụng những loại kem, thuốc bôi ngoài da sau đây sẽ làm giảm triệu chứng bệnh.
Thuốc có tác dụng toàn thân
Nếu bệnh vảy nến móng tay gây cản trở cho việc đi lại hoặc sử dụng tay, bác sĩ sẽ kê toa thuốc điều trị vảy nến móng có tác dụng toàn thân cho bạn. Những loại thuốc này không tác dụng riêng biệt lên các khu vực có triệu chứng mà sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể người bệnh.
Một vài thuốc có tác dụng toàn thân trong điều trị bệnh vảy nến móng:
Bên cạnh những thuốc uống, bác sĩ có thể cho chỉ định điều trị vảy nến móng tay bằng các loại thuốc tiêm tĩnh mạch như Otezla (apremilast), Tiêm corticosteroid, Humira (adalimumab) hoặc Enbrel (etanercept). Tuy nhiên, thuốc chỉ được tiêm dưới sự giám sát của các bác sĩ chuyên khoa để hạn chế tác dụng phụ. Tác dụng phụ nguy hiểm nhất là kháng thuốc, nhờn thuốc, bội nhiễm, tái phát, khó điều trị..
Chế phẩm sinh học
Chế phẩm sinh học là những sản phẩm được điều chế, chiết xuất từ những thành phần nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên. Chế phẩm sinh học rất hữu ích trong việc điều trị nhiều bệnh, bao gồm cả bệnh vảy nến và đặc biệt là vảy nến móng tay.
Thông thường, các trường hợp bị bệnh vảy nến móng tay cũng đồng nhiễm nấm. Vì vậy khi điều trị bệnh vảy nến, các bác sĩ thường kê thêm những thuốc điều trị nhiễm nấm cùng một lúc.
Các thuốc dùng để điều trị nhiễm nấm cho người mắc bệnh vảy nến bao gồm:
Tuy nhiên, những loại thuốc này đều có thể gây ra tác dụng phụ như phát ban da hay tổn thương gan.
Việc cắt bỏ móng tay là cần thiết, tuy nhiên với những trường hợp mắc bệnh vảy nến móng điều này là không hề đơn giản. Những phương pháp cắt bỏ móng tay cho người bị bệnh vảy nến là:
Tuy nhiên khi mọc lại, móng tay sẽ có dấu hiệu bất thường. Nếu móng tay bị nhiễm trùng gây đau, bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau cho bạn.
Bệnh vảy nến có thể điều trị bằng liệu pháp quang học hoặc tia laser. Tuy nhiên đây là phương pháp chỉ áp dụng đối với những trường hợp bệnh nhẹ hoặc mới khởi phát. Đây là phương pháp rọi đèn tia cực tím để chữa bệnh vảy nến móng tay. Dưới tác động của tia cực tím giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm. Đồng thời, quang trị liệu giúp tái tạo tế bào da mới, cải thiện thẩm mỹ móng tay. Tuy nhiên khi điều trị bằng các liệu pháp quang học sử dụng tia cực tím A (UVA) làm tăng nguy cơ ung thư da. Chi phí cao nhưng cũng chỉ điều trị về mặt triệu chứng, không triệt để.
Xem thêm: Các biến chứng nguy hiểm của bệnh vảy nến
Những trường hợp mắc bệnh vảy nến móng tay nên kiêng ăn một số thực phẩm sau:
Ngoài ra người bị vảy nến ở móng tay, nên bổ sung các thực phẩm sau:
Bệnh vảy nến là bệnh bị ảnh hưởng bởi các gen di truyền. Vì vậy, việc phòng ngừa bệnh là không thể. Tuy nhiên sau khi điều trị bệnh vảy nến móng tay, bạn nên áp dụng biện pháp phòng ngừa, chăm sóc móng tại nhà để ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. Cụ thể: