PHÒNG KHÁM KB TOÀN CẦU THĂM KHÁM MIỄN PHÍ

VẨY NẾN TRONG GIAI ĐOẠN THAI KỲ

VẢY NẾN TRONG GIAI ĐOẠN THAI KỲ?
 
Vảy nến là một bệnh rối loạn tự miễn mãn tính. Bệnh đặc trưng bởi các sẩn và mảng đỏ ranh giới rõ, có vảy trắng dễ bong. Việc lựa chọn phương pháp điều trị vẩy nến trong giai đoạn thai kỳ luôn là mối bận tâm bởi đây là giai đoạn vô cùng nhạy cảm của bản thân người mẹ và thai nhi. 
 
1. Vảy nến & thai kỳ:
 
Hầu hết các nghiên cứu cho thấy mang thai có tác động tích cực tới bệnh vảy nến và các triệu chứng bệnh có nhiều khả năng cải thiện hơn là xấu đi, nếu chúng thay đổi. Theo thống kê đã được Bệnh viện Da liễu Trung ương công bố tromg các bài viết chuyên đề về vẩy nến, tỷ lệ bệnh vảy nến cải thiện ở 30% – 40% các trường hợp mang thai, có thể lên đến 65% đã được báo cáo. Các triệu chứng xấu đi được nhận thấy ở 10% –20% các trường hợp mang thai.
 
Phần lớn sự cải thiện được nhận thấy trong tam cá nguyệt đầu tiên và một số trong tam cá nguyệt thứ hai và duy trì tác động ở các lần mang thai tiếp theo. Bệnh vảy nến thể mủ ít có sự thay đổi trong thai kì hơn so với các thể vảy nến khác. Cho con bú dường như không có ảnh hưởng quan trọng đến bệnh vảy nến.
 
Đã có những nghiên cứu nhận thấy sự cải thiện của bệnh vảy nến trong thai kì có liên quan đến việc ức chế hệ thống miễn dịch qua tác động của hormone. Progesterone (được sản xuất ở tuyến thượng thận, trong buồng trứng ở phụ nữ và nhau thai khi phụ nữ mang thai) đóng vai trò lớn nhất trong việc cải thiện bệnh vảy nến. Những thay đổi nội tiết tố của thai kỳ có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các tế bào sừng vì các tế bào này đã được chứng minh là chuyển hóa các hormone steroid như estrogen và progesterone. Nồng độ IL-10 cao trong thai kỳ cũng có thể có tác động tích cực đến bệnh vẩy nến. Các thuyết bổ sung về tác động tích cức của mang thai đối với bệnh vảy nến bao gồm sự ức chế hệ thống miễn dịch của thai nhi và các vai trò của lactogen nhau thai người và gonadotropin màng đệm ở người.
 
Các triệu chứng bệnh vảy nến có thể bùng phát trong thời kỳ hậu sản, 40% –90% phụ nữ bùng phát bệnh vảy nến trong thời kì hậu sản theo nhiều nghiên cứu.
 
Vảy nến thể khớp chiếm 10% –30% bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến. Mang thai có thể đóng vai trò là yếu tố khởi phát vảy nến thể khớp ở một số trường hợp, 30 – 40% phụ nữ bị viêm khớp vảy nến kết hợp sự khởi phát của bệnh viêm khớp với hậu sản hoặc quanh. Tuy nhiên, việc cải thiện tình trạng viêm khớp vảy nến trong thời kỳ mang thai đã được công nhận. Mặc dù mang thai nói chung có tác động thuận lợi đến bệnh vẩy nến, nhưng có một dạng bệnh có khuynh hướng mang thai.
 
Mang thai có thể là một yếu tố kích thích ảnh hưởng đến bệnh vảy nến thể mủ. Impetigo herpetiformis (Vảy nến thể mủ trên phụ nữ có thai (PPP), còn được gọi là chốc dạng herpes) là một thể bệnh hiếm gặp nhưng có khả năng đe dọa tính mạng liên quan đến các triệu chứng toàn thân (hạ calci huyết, số lượng bạch cầu tăng cao, sốt) ngoài các tổn thương lan tỏa trên da. Thường khởi phát trước tháng thứ 6, bệnh thường tiến triển nặng và khó thuyên giảm trước khi sinh. Hầu hết bệnh nhân impetigo herpetiformis không có tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc bệnh vẩy nến. Bệnh thường không tái phát ở những lần mang thai tiếp theo.
 
Rất ít nghiên cứu về tác động của bệnh vẩy nến đối với thai kì, các nghiên cứu hiện có về mối liên quan giữa vảy nến và thai kì có kết quả còn nhiều tranh cãi.

 
2. Nguyên tắc điều trị vẩy nến trong giai đoạn thai kỳ
 
Phác đồ điều trị vảy nến ở phụ nữ có thai về cơ bản tương tự như người bình thường, ngoại trừ một số loại thuốc tránh dùng trong thai kỳ và cần cân nhắc rủi ro/lợi ích khi sử dụng bởi nguy cơ có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
 
Người bệnh vảy nến với tổn thương da giới hạn có thể sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc các tinh dầu có tác dụng dưỡng ẩm để làm mềm và dưỡng ẩm, giảm ngứa, giảm vảy, cho vùng da tổn thương mà không có tác dụng phụ.
 
Nếu sử dụng corticosteroid tại chỗ sẽ có thể xuất hiện một số biến chứng sau một thời gian sử dụng, biểu hiện dễ thấy nhất là làm tăng nguy cơ xuất hiện vết rạn ở các vị trí bôi thuốc.
 
Một số liệu pháp hữu ích để điều trị bệnh vẩy nến ở người không mang thai được chống chỉ định ở phụ nữ có thai vì gây quái thai. Chúng bao gồm tazarotene, methotrexate và acitretin.
 
Tazarotene – Tazarotene là một retinoid được phê duyệt để điều trị tại chỗ bệnh vẩy nến. Tazarotene được FDA cho thai kỳ loại X và không được dùng cho phụ nữ mang thai. Dưới 1% liều dùng được hấp thụ trên da bị vảy nến. Tuy nhiên, tazarotene bị tránh trong thời kỳ mang thai dựa trên dữ liệu isotretinoin uống có liên quan đến sự gia tăng đáng kể các dị tật bẩm sinh lớn. Phơi nhiễm isotretinoin qua đường uống trong ba tháng đầu có liên quan chặt chẽ đến bệnh lý phôi thai, bao gồm dị tật sọ mặt, tim, tuyến ức và hệ thần kinh trung ương.
Methotrexate – Methotrexate là một chất đối kháng folate và FDA thai kỳ loại X. Nó không được sử dụng để điều trị bệnh vẩy nến ở phụ nữ có thai hoặc cho con bú vì nó gây quái thai và có thể cản trở sự trao đổi chất của tế bào ở trẻ bú mẹ. Nên tránh thụ thai trong ba tháng sau liều cuối cùng vì thuốc có thể tồn tại trong gan trong vài tháng.
Acitretin – Acitretin được FDA thai kỳ loại X, dựa trên bằng chứng retinoid làm tăng đáng kể tỷ lệ dị tật bẩm sinh nghiêm trọng ở động vật thí nghiệm và người. Nó không được sử dụng để điều trị bệnh vẩy nến ở phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Acitretin có thể được chuyển hóa thành etretinate trong cơ thể,và etretinate tổn tại trong mô mỡ của cơ thể sau 52 tháng kể từ khi ngừng sử dụng acitretin. Vì lý do này, các chuyên gia khuyến cáo rằng nên tránh mang thai trong ba năm sau khi dùng liều acitretin cuối cùng.
 
Mối liên quan giữa vảy nến với thai kì hiện còn chưa rõ ràng. Vảy nến cải thiện từ 40 – 60% và nặng hơn ở 10 – 20% phụ nữ có thai, ổn định trong số còn lại. Lựa chọn liệu pháp điều trị bằng thuốc ít gây rủi ro nhất cho thai nhi là vấn đề chính trong việc quản lý vảy nến ở phụ nữ có thai. Nên mang thai khi bệnh thuyên giảm, đang ngừng thuốc hoặc dùng liều tối thiểu có hiệu quả các loại thuốc an toàn cho thai nhi.
 
Lựa chọn liệu pháp điều trị bằng thuốc ít gây rủi ro nhất cho thai nhi là vấn đề chính trong việc quản lý vảy nến ở phụ nữ có thai. Nên lên kế hoạch mang thai khi tình trạng bệnh nhẹ và đang không phải dùng thuốc để điều trị bệnh hoặc đang dùng liều tối thiểu có hiệu quả của các loại thuốc có tác dụng an toàn cho thai nhi tốt nhất. Đối với những bệnh nhân vảy nến mức độ trung bình đến nặng nên trì hoãn mang thai.
03:51:36   24/06/2024

LỊCH NGHỈ LỄ QUỐC KHÁNH 2/9/2024

Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền KB toàn cầu...

CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ KỶ NIỆM NGÀY QUỐC KHÁNH 2/9/2024

Phòng khám KB xin trân trọng gửi tới toàn thể bệnh...

ĐIỆN SINH HỌC - SỰ KẾT HỢP HOÀN HẢO Y HỌC CỔ TRUYỀN VÀ Y KHOA HIỆN ĐẠI

Công nghệ điện sinh học được đánh giá là bước tiến...

VẨY NẾN TRONG GIAI ĐOẠN THAI KỲ

Vảy nến là một bệnh rối loạn tự miễn mãn tính....

THÔNG BÁO VỀ VIỆC THAY ĐỔI BAO BÌ SẢN PHẨM DẦU TẮM GỘI

Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền KB toàn cầu...
Đang truy cập: 51
Trong ngày: 981
Tuần hiện tại: 1347
Tổng: 301545
ĐĂNG KÝ KHÁM MIỄN PHÍ
Đăng ký
1
Bạn cần hỗ trợ?

Chat Zalo